Làng trong phố hơn 500 tuổi ở Hà Nội

05/01/2025
|
0 lượt xem
Ảnh Du Lịch
Làng trong phố hơn 500 tuổi ở Hà Nội

Làng Đông Ngạc nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, nổi tiếng với truyền thống hiếu học vì có nhiều vị tiến sĩ Hán học, Tây học xuất thân từ đây.

Khu vực làng cổ hiện có diện tích khoảng 120 ha, gồm 5 xóm với nhiều di tích, kiến trúc được xây dựng từ hàng trăm năm. Dấu ấn làng cổ dễ nhận ra ngay ở cổng làng và trên các cổng nhà.

Cổng làng Đông Ngạc được xây dựng hình tháp bút (ảnh), các cổng nhà dân đều được khắc chữ Hán - Nôm, trong mỗi nhà thờ đều có hoành phi câu đối.

Làng Đông Ngạc nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, nổi tiếng với truyền thống hiếu học vì có nhiều vị tiến sĩ Hán học, Tây học xuất thân từ đây.

Khu vực làng cổ hiện có diện tích khoảng 120 ha, gồm 5 xóm với nhiều di tích, kiến trúc được xây dựng từ hàng trăm năm. Dấu ấn làng cổ dễ nhận ra ngay ở cổng làng và trên các cổng nhà.

Cổng làng Đông Ngạc được xây dựng hình tháp bút (ảnh), các cổng nhà dân đều được khắc chữ Hán - Nôm, trong mỗi nhà thờ đều có hoành phi câu đối.

Bức tường dọc tuyến đường dẫn vào làng được vẽ những bức tranh mô tả cuộc sống sinh hoạt, vinh quy bái tổ gợi nhắc truyền thống hiếu học. Đường làng được lát gạch hai màu đỏ, trắng tạo làm tăng thêm nét cổ kính.

Bức tường dọc tuyến đường dẫn vào làng được vẽ những bức tranh mô tả cuộc sống sinh hoạt, vinh quy bái tổ gợi nhắc truyền thống hiếu học. Đường làng được lát gạch hai màu đỏ, trắng tạo làm tăng thêm nét cổ kính.

Qua cổng làng là đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ, gần 500 năm tuổi.Theo Cổng thông tin quận Bắc Từ Liêm, đình được xây dựng trên thế đất cao phía bắc làng. Khác với những đình khác chỉ thờ một vị thành hoàng, đình Đông Ngạc thờ ba vị thiên thần, nhân thần và địa thần, đều đỗ đạt và có công với làng.

Ngoài ra, đình còn thờ Tiến sĩ Phạm Quang Dung - người làng có công đứng ra trùng tu đình năm 1718 và Phạm Thọ Lý - người cúng đất xây đình năm 1635. Hiện, trong đình còn lưu giữ bộ tranh sơn mài thời nhà Lê và những tấm bia ghi lại quá trình xây dựng và những lần trùng tu lớn.

Qua cổng làng là đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ, gần 500 năm tuổi.Theo Cổng thông tin quận Bắc Từ Liêm, đình được xây dựng trên thế đất cao phía bắc làng. Khác với những đình khác chỉ thờ một vị thành hoàng, đình Đông Ngạc thờ ba vị thiên thần, nhân thần và địa thần, đều đỗ đạt và có công với làng.

Ngoài ra, đình còn thờ Tiến sĩ Phạm Quang Dung - người làng có công đứng ra trùng tu đình năm 1718 và Phạm Thọ Lý - người cúng đất xây đình năm 1635. Hiện, trong đình còn lưu giữ bộ tranh sơn mài thời nhà Lê và những tấm bia ghi lại quá trình xây dựng và những lần trùng tu lớn.

Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân làng Đông Ngạc. Hội làng truyền thống với nghi lễ tế thần, rước kiệu trang trọng, phần hội gồm các trò chơi dân gian như cờ người, mua sanh tiền, cờ bỏi, bình thơ, diễn ra vào ngày10/2 âm lịch.

Gian chính đình Đông Ngạc hiện còn bảo lưu được khá nguyên vẹn bố cục, cảnh quan kiến trúc, các sắc phong và cổ vật quý. Đình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân làng Đông Ngạc. Hội làng truyền thống với nghi lễ tế thần, rước kiệu trang trọng, phần hội gồm các trò chơi dân gian như cờ người, mua sanh tiền, cờ bỏi, bình thơ, diễn ra vào ngày10/2 âm lịch.

Gian chính đình Đông Ngạc hiện còn bảo lưu được khá nguyên vẹn bố cục, cảnh quan kiến trúc, các sắc phong và cổ vật quý. Đình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Văn chỉ (văn từ) nằm trong khuôn viên đình là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiền nhân khoa bảng, vinh hiển của làng. Văn chỉ làng Đông Ngạc là công trình thờ tự gồm hai tòa nhà, mỗi tòa ba gian, tường xây đến mái, hai mái chảy lợp ngói. Tại đây ghi danh và thờ cúng 22 vị tiến sĩ gồm 21 vị văn và một vị võ. Ngày lễ thánh tại Văn chỉ tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch.

Văn chỉ (văn từ) nằm trong khuôn viên đình là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiền nhân khoa bảng, vinh hiển của làng. Văn chỉ làng Đông Ngạc là công trình thờ tự gồm hai tòa nhà, mỗi tòa ba gian, tường xây đến mái, hai mái chảy lợp ngói. Tại đây ghi danh và thờ cúng 22 vị tiến sĩ gồm 21 vị văn và một vị võ. Ngày lễ thánh tại Văn chỉ tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch.

Một trong nhiều cổng nhà dân với kiến trúc cổ, hoành phi câu đối khắc hai bên, tuổi đời trên trăm năm.

Làng Đông Ngạc là làng trong phố hiếm hoi ở Hà Nội với nét hiện đại và xưa cũ đan xen nhau. Nhiều nhà trong làng hiện xây mới theo kiểu biệt thự nhưng vẫn giữ lại nhà, cổng cũ bên cạnh cổng mới.

Một trong nhiều cổng nhà dân với kiến trúc cổ, hoành phi câu đối khắc hai bên, tuổi đời trên trăm năm.

Làng Đông Ngạc là làng trong phố hiếm hoi ở Hà Nội với nét hiện đại và xưa cũ đan xen nhau. Nhiều nhà trong làng hiện xây mới theo kiểu biệt thự nhưng vẫn giữ lại nhà, cổng cũ bên cạnh cổng mới.

Làng hiện còn trên 100 ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu, bảo tồn nguyên trạng.

Căn nhà của ông Đỗ Ngọc Đỉnh (ảnh), 52 tuổi, có tuổi đời 200 năm, được truyền qua 4 thế hệ, được gia đình dùng là nơi làm thuốc và họp mặt dòng họ.

Làng hiện còn trên 100 ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng trên 100 năm, trong đó có nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu, bảo tồn nguyên trạng.

Căn nhà của ông Đỗ Ngọc Đỉnh (ảnh), 52 tuổi, có tuổi đời 200 năm, được truyền qua 4 thế hệ, được gia đình dùng là nơi làm thuốc và họp mặt dòng họ.

Bình phong trước ngôi nhà ông Đỉnh được trang trí hoa văn theo lối cổ, nhiều chỗ tường đã bong tróc và phủ kín rêu.

Bình phong trước ngôi nhà ông Đỉnh được trang trí hoa văn theo lối cổ, nhiều chỗ tường đã bong tróc và phủ kín rêu.

Nhà thờ cổ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi. Cụ tổ Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh, được triều đình phong vương, gọi là Đỗ đại vương đến khi qua đời được tôn làm Thượng đẳng phúc thần.

Kiến trúc ngôi từ đường gồm nhà tiền tế và hậu cung được xây dựng bằng các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai chái, hệ vì kèo chạm trổ, mái lợp ngói âm dương được giữ gìn nguyên bản. Nhà thờ họ Đỗ lưu giữ được nhiều cổ vật như hoành phi, câu đối, hương án, giường thờ, bộ kiệu và các đồ khí tự.

"Hai bức hoành phi do chúa Trịnh Sâm tặng được treo ngay trong gian thờ chính" ông Đỗ Hiển, chủ nhà nói.

Nhà thờ cổ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi. Cụ tổ Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh, được triều đình phong vương, gọi là Đỗ đại vương đến khi qua đời được tôn làm Thượng đẳng phúc thần.

Kiến trúc ngôi từ đường gồm nhà tiền tế và hậu cung được xây dựng bằng các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai chái, hệ vì kèo chạm trổ, mái lợp ngói âm dương được giữ gìn nguyên bản. Nhà thờ họ Đỗ lưu giữ được nhiều cổ vật như hoành phi, câu đối, hương án, giường thờ, bộ kiệu và các đồ khí tự.

"Hai bức hoành phi do chúa Trịnh Sâm tặng được treo ngay trong gian thờ chính" ông Đỗ Hiển, chủ nhà nói.

Án thờ cổ với đồ án trang trí tứ linh, hoa lá được bày trong gian sau của nhà thờ họ Đỗ.

Án thờ cổ với đồ án trang trí tứ linh, hoa lá được bày trong gian sau của nhà thờ họ Đỗ.

Bà Nguyễn Thị Vũ Quý, 70 tuổi, sống tại làng Đông Ngạc, nguyên giảng viên Đại học Văn Hóa, cho biết làng Đông Ngạc còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị đỗ đạt cao trong hàng trăm năm, đi vào câu ca "đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ".

Bà Qúy (ảnh) trước nhà thờ cụ Phan Phu Tiên, người đầu tiên đỗ tiến sĩ của làng Đông Ngạc, khoa thi Bính Tý năm 1396 dưới triều Vua Trần Thuận Tông.

Bà Nguyễn Thị Vũ Quý, 70 tuổi, sống tại làng Đông Ngạc, nguyên giảng viên Đại học Văn Hóa, cho biết làng Đông Ngạc còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị đỗ đạt cao trong hàng trăm năm, đi vào câu ca "đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ".

Bà Qúy (ảnh) trước nhà thờ cụ Phan Phu Tiên, người đầu tiên đỗ tiến sĩ của làng Đông Ngạc, khoa thi Bính Tý năm 1396 dưới triều Vua Trần Thuận Tông.

Làng Đông Ngạc còn là di tích gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Căn nhà của gia đình cụ Phạm Thị Thiền là nơi cất giấu tài liệu, hội họp của nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ, Lê Quang Đạo phục vụ cho Xứ ủy Bắc Kỳ, trong giai đoạn 1939-1945.

Làng cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km, thuận tiện di chuyển bằng ôtô, xe máy. Người làng vẫn giữ nếp sống mộc mạc, du khách có thể xin phép để vào nhà cổ tham quan, tìm hiểu văn hóa.

Làng Đông Ngạc còn là di tích gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Căn nhà của gia đình cụ Phạm Thị Thiền là nơi cất giấu tài liệu, hội họp của nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ, Lê Quang Đạo phục vụ cho Xứ ủy Bắc Kỳ, trong giai đoạn 1939-1945.

Làng cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km, thuận tiện di chuyển bằng ôtô, xe máy. Người làng vẫn giữ nếp sống mộc mạc, du khách có thể xin phép để vào nhà cổ tham quan, tìm hiểu văn hóa.

Tuấn Anh - Hoàng Giang

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
Tin liên quan
Tin Nổi bật