Theo bác sĩ Lê Thị Gấm, Quản lý Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... do phế cầu khuẩn có thể để lại di chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong đến 10-20%, tăng 50% ở người cao tuổi.
Trong khi đó, người già có sức đề kháng kém, mọi chức năng suy yếu, khả năng dung nạp thuốc giảm và khó chống chịu bệnh. Do vậy khi chuyển biến nặng, tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây là bốn lý do lứa cao niên nên tiêm phế cầu.
Nguy cơ tử vong cao
Nguy cơ mắc viêm màng não do phế cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn huyết) ở người già tăng cao, nhất là từ 80 tuổi trở lên. Tỷ lệ tử vong khoảng 50% dù được điều trị đúng cách.
Quỹ quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NFID) Mỹ thống kê người từ 65 tuổi trở lên mắc một số bệnh lý, có yếu tố nguy cơ khác, biến chứng hoặc tử vong do bệnh từ phế cầu khuẩn. Đơn cử, chúng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm não dẫn đến điếc, tổn thương não, cắt cụt chi.
Người cao tuổi sức đề kháng kém, các chức năng suy giảm. Ảnh: Vecteezy
Khả năng nhiễm cao
Tỷ lệ mắc bệnh lý mạn tính và miễn dịch suy yếu tăng theo độ tuổi. 67% đợt bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn xảy ra ở người mắc tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch, trong đó 31% ca 50-64 tuổi
Báo cáo tại Hội nghị lão khoa Quốc gia 2022 chỉ ra trung bình mỗi người cao tuổi ở Việt Nam mắc khoảng ba bệnh mạn tính đồng thời, phổ biến như tiểu đường, tim mạch, suy thận, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn...
"Tuổi tác cùng bệnh lý nền mạn tính là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh do phế cầu khuẩn, tiến triển nặng, biến chứng cao, thậm chí tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 1,32/100.000 người dân", bác sĩ Gấm phân tích.
Lứa cao niên và có bệnh nền, viêm phổi thường diễn tiến nặng, phải chăm sóc, điều trị đặc biệt, nằm viện dài ngày, tốn loạt chi phí. Nguy cơ cao gặp biến chứng áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp nặng, viêm màng ngoài tim...
Nằm viện lâu, chi phí cao
Nghiên cứu kinh tế tại Mỹ và Đông Âu cho thấy chi phí chăm sóc bệnh nhân viêm phổi do phế cầu khá cao, đòi hỏi phải nhập viện, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao. Báo cáo trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ ghi nhận 186 người lớn tuổi bị viêm phổi do phế cầu khuẩn, nhập viện một đại học ở Brazil từ tháng 10/2009 đến 4/2017. Hơn 7 năm, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp tới 28.188USD với người dưới 65 tuổi (1.746 USD bình quân đầu người) và 16.350 USD với lứa cao tuổi (2.119 USD ).
Theo bác sĩ Lê Thị Gấm, gánh nặng tài chính khi nhập viện trị bệnh do phế cầu khuẩn rất lớn. Điển hình mỗi năm, châu Âu chi hơn 10 tỷ EUR điều trị viêm phổi. Tính riêng bệnh phế cầu khuẩn ở người trên 50 tuổi, khoảng 3,7 USD chi phí trực tiếp và 1,8 tỷ USD gián tiếp.
Viêm phổi có đến 22% trường hợp nhưng chiếm 72% chi phí. Đáng chú ý, bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên phải chịu phần lớn chi phí (1,8 tỷ USD hàng năm).
Tại Việt Nam, phí điều trị trung bình mỗi bệnh nhân viêm phổi dao động 15-23 triệu đồng (tương đương 600-1.000 USD), nằm viện khoảng 6-13 ngày. Do đó, phòng ngừa kịp thời có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tác hại của phế cầu khuẩn.
Trường hợp tiêm vaccine tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Theo nghiên cứu của Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, 62,3% người cao tuổi Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp và chỉ 86,3% trong số đó tiếp cận y tế. 67% người già sức khỏe yếu và rất yếu. Trung bình một người lớn tuổi mắc ba chứng bệnh cần theo dõi, chăm sóc y tế.
Bác sĩ Gấm cho biết hiện có hơn 100 tuýp phế cầu khuẩn thường trú ở vùng hầu họng, trong đó 23 loại nguy hiểm nhất là 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F và 33F, gây ra đến 90% trường hợp mắc bệnh lý nguy hiểm.
Hiện Việt Nam có hai loại vaccine cho người lớn - Prevenar 13 (phòng 13 chủng phế cầu 13) và vaccine Pneumovax 23 (Mỹ, phòng 23 chủng phế cầu). Trong đó, Prevenar chỉ cần tiêm một mũi; Pneumovax sẽ tiêm một mũi cơ bản, có thể tiêm nhắc sau đó 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Kim Oanh
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.